Chương trình Tháng 7 không sử dụng nhựa một lần

Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…

Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm.

Những năm qua, Việt Nam đã, đang thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Nguyên nhân làm Ô nhiễm từ rác thải nhựa:

Việc lạm dụng quá mức sản phẩm từ nhựa và thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường, gây nên “ô nhiễm trắng” do:

+Nhu cầu sử dụng nhựa ngày càng tăng;
+Sử dụng đồ nhựa dùng một lần rồi thải bỏ;
+Lượng tái chế, tái sử dụng, xử lý thấp;
+Ý thức, trách nhiệm hạn chế;
+ Công nghệ xử lý chưa đảm bảo môi trường.

Gợi ý một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa:

- Cắt giảm sử dụng nhựa, giảm đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và ni lông;

- Hạn chế mua hàng lắt nhắt;

- Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa;

- Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, như: thìa, dĩa, đĩa, cốc, bát nhựa; chai nước nhựa,…

- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khi đi mua hàng, như: làn inox kéo tay, làn cói, túi vải,….;

- Sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần;

- Sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng;

- Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;

- Tái chế, tái sử dụng đồ nhựa đã dùng.

- Tuyên truyền chống rác thải nhựa tới người thân, cộng đồng.

Quy định xử phạt rác thải nhựa theo quy định của Nghị định 45/2022/NĐ-CP:

Điểm d, khoản 2, Điều 25: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

Khoản 2, Điều 35:

+ Điểm a: Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Điểm b: Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Điểm c: Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.

Chú ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngay bây giờ: Nói không với túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần chính là việc làm cứu Trái Đất!

 

btv luukiem
QR Code
image advertisement
image advertisement
Tin mới
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0